Lớp đào tạo đã trang bị cho các thành viên nắm vững một số kiến thức về chương trình "Mỗi xã một sản phẩm". Tổng quan về sự cần thiết của chương trình OCOP; lịch sử phát triển chương trình OCOP, kinh nghiệm của quốc tế và Việt Nam; quan điểm, đường lối, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc của chương trình OCOP; các khái niệm cơ bản cộng đồng và phát triển cộng đồng sản phẩm và sản phẩm OCOP, tổ chức kinh tế OCOP; chu trình OCOP thường niên, hệ thống tổ chức và nhân sự; quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm, hướng dẫn chủ thể xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, xã; hướng dẫn chủ thể đánh giá tiềm năng và tính khả thi của sản phẩm cấp xã, huyện; hướng dẫn phương pháp tiếp cận, đánh giá ý tưởng sản phẩm và vai trò của cấp xã trong phát hiện, hỗ trợ, phát triển sản phẩm... hướng dẫn phương pháp tiếp cận và đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh; một số cơ chế, chính sách phục vụ chương trình OCOP, phương pháp xúc tiến thương mại, quãng bá sản phẩm OCOP, quản lý sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hướng dẫn chủ thể xây dựng hồ sơ dự thi đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP lần đầu, cấp lại, nâng hạng, cấp xã, huyện; tiếp nhận hồ sơ sản phẩm  và tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh; hướng dẫn cách viết câu chuyện sản phẩm...

(Quang cảnh lớp học)

Qua đó, giúp học viên hiểu và vận dụng được các khái niệm, nội dung cơ bản của Chương trình OCOP Trung ương, OCOP Cà Mau và vận dụng được các nội dung quản lý OCOP.

Theo: NThuy