Trước tiên, các học viên được nghe ông Trần Văn Mân – Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phân tích, giới thiệu về tình hình hoạt động kinh tế hợp tác ở một số nước và ở Việt Nam; giới thiệu một số mô hình HTX đang phát triển ở Việt Nam. Triển khai các quy định của Luật HTX 2012, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động KTTT.
(Quang cảnh lớp học)
Tiếp theo các học viên sẽ được ông Nguyễn Văn Tạo, cán bộ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm quản canh cải tiến 2 giai đoạn. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn là một trong những giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Tại lớp tập huấn, giảng viên đã phân tích những lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình nuôi tôm 02 giai đoạn như: tôm giống ương trong bể có diện tích nhỏ, môi trường được xử lý tốt, quá trình chăm sóc quản lý giống như trại sản xuất giúp tôm khỏe mạnh, mau lớn, đạt tỷ lệ sống cao. Khi ương tôm giai đoạn một nước được lấy từ vuông tôm nên khi chuyển xuống ao đất tôm không bị sốc, người nuôi kiểm soát mật độ tôm ở từng giai đoạn, từ đó chủ động lượng thức ăn bổ sung, nâng cao tỷ lệ sống, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi. Các học viên cũng trao đổi một số khó khăn, vướng mắc từ thực tế nuôi, cùng nhau thảo luận tìm giải pháp phù hợp.
Đồng thời, nông dân được nghe báo cáo mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao của những hộ dân trên địa bàn xã áp dụng trong thời gian qua. Nhờ áp dụng đúng qui trình kỹ thuật về cách chọn giống, xử lý ao nuôi, thả tôm, cho ăn… nên hiệu quả những mô hình này mang lại khá cao so với cách nuôi quảng canh truyền thống như trước đây. Đây là mô hình mới, sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất, chi phí thấp, dễ quản lý, đồng thời để người nuôi tôm chọn ra phương án phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Qua lớp học, giúp người nuôi nhận thức rõ hơn lợi ích của hình thức nuôi này, từ đó vận dụng những kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tế sản xuất của gia đình mình.
Theo: Tuyết Trinh