Người dân xã Hiệp Tùng sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Người dân nơi đây có kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm. Vì vậy, để tạo điều kiện cho bà con nơi đây có thể giao lưu, chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, kết nối về ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Vì vậy, Hội quán thủy sản Hiệp Tùng ra đời ngoài chuyện sản xuất và làm ăn, còn là nơi bàn chuyện đời sống, giải quyết các vấn đề chung của xã hội, làm đường, xây cầu, nhà ở, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự... Từ đó thay đổi dần quan điểm, cách sống người dân trong giải quyết vấn đề cộng đồng, từng bước xác định “chuyện chung của xã hội là chuyện chung của từng người, từng gia đình, mọi người đều có trách nhiệm tham gia thực hiện”.
(Ông Trần Văn Mân – Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phát biểu)
Hội nghị đã thông qua Quyết định công nhận việc thành lập và phê duyệt Quy chế sinh hoạt “Hội quán thủy sản Hiệp Tùng”, Thông qua Quy chế sinh hoạt và được biểu quyết dưới sự tán thành của 100% thành viên. Qua đó, Hội nghị đã bầu Ban chủ nhiệm gồm 05 người: 01 chủ nhiệm, 02 phó chủ nhiệm, 01 thủ quỹ và 01 kế toán. Ông Trần Chí Nguyện được bầu làm chủ nhiệm Hội quán. Hội quán thủy sản Hiệp Tùng ban đầu với 18 thành viên. Các thành viên đã tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện Quy chế sinh hoạt của Hội được hiệu quả hơn. Hội quán thủy sản Hiệp Tùng họp định kỳ sinh hoạt mỗi tháng một lần.
Tại Hội nghị, ông Trần Chí Nguyện vừa được bầu làm chủ nhiệm hội quán chân thành cảm ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện để Hội quán được thành lập và thay mặt Ban chủ nhiệm Hội quán hứa hẹn sẽ gắn trách nhiệm với thành viên hội quán, cũng như các cấp lãnh đạo của địa phương. Ban chủ nhiệm sẽ chung sức, chung lòng đoàn kết để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực khác mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho thành viên./.
Theo: Mỹ Hằng