Thực sự là chỗ dựa tin cậy, dẫn dắt hợp tác xã và thành viên vượt khó, với phương châm hành động "Hợp tác - Đổi mới - Sáng tạo - Hiệu quả", phù hợp với tình hình thực tiễn; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần vào xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng cao; ổn định xã hội; khuyển khích khởi nghiệp sáng tạo đối với lao động trẻ; tác động nâng cao nhận thức của xã hội và hệ thống chính trị đối với hợp tác xã kiểu mới, hợp tác xã đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Thời gian qua, lĩnh vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh có nhiều HTX tham gia Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng, truyền thống ở địa phương. Tạo điều kiện để HTX phát huy nội lực, tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, góp phần từng bước khẳng định vị thế và nâng tầm sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP của Cà Mau trên thị trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều HTX khi tham gia vào Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.
(Quang cảnh Hội thảo)
Để góp phần sở gỡ những khó khăn vướng mắc trên tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX xây dựng sản phẩm đạt OCOP thời gian tới, ngày 25/10/2022 Liên minh Hợp tác xã phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT và Sở Kế hoạch – Đầu tư Hội thảo chia sẽ kinh nghiệm của các HTX trên địa bàn tỉnh Cà Mau về việc tham gia Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo động lực cho các HTX phát triển. Để tiếp tục phát huy vai trò của HTX trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời gian tới, nhiều đại biểu chia sẽ kinh nghiệm, thảo luận về vai trò của HTX trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh các hình thức liên kết trong và ngoài theo chuỗi giá trị.
Tại buổi hội thảo, đại diện các HTX tham gia Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và các HTX chuẩn bị tham gia Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trao đổi trực tiếp những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong quá trình hoạt động; bên cạnh đó, cũng đề nghị lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và các chính sách hỗ trợ khi tham gia Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và định hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghe đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian qua; hướng dẫn quy trình, thủ tục và các chính sách hỗ trợ khi tham gia Chương trình OCOP và định hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong thời gian tới, Hội thảo đã được lắng nghe từ các địa phương, HTX chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn khi tham gia Chương trình OCOP, trong đó xoay quanh những vấn đề như: Các sản phẩm OCOP về chất lượng, quy cách mẫu mã sản phẩm hạn chế, thiếu sức cạnh tranh và chưa đa dạng; việc lập hồ sơ tham gia dự thi Chương trình OCOP gặp khó khăn do hồ sơ, thủ tục và các tài liệu chứng minh khá nhiều với trình độ của chủ thể còn hạn chế nên khó có thể hoàn thiện hồ sơ; việc tiếp cận những cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh hiện nay mà HTX đang cần được tư vấn và hỗ trợ thụ hưởng, nhất là về vốn, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ HTX tiêu thụ sản phẩm, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; kinh phí hỗ trợ cho công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm còn thấp; hỗ trợ tem OCOP cho các HTX chưa kịp thời; việc nâng hạng sản phẩm còn nhiều khó khăn...
Các HTX bày tỏ sự cảm ơn cũng như đánh giá cao chương trình đối thoại đã tạo điều kiện cho các HTX được tiếp cận các thông tin về chính sách của trung ương, của tỉnh, cũng như giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó các HTX có thể định hướng và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp trong thời gian tới.
Theo: Trịnh Văn Dự