Đến dự có ông Trần Văn Mân – Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Cà Mau; ông Tiền Tấn Khởi - Phó Bí thư thị trấn Rạch Gốc; ông Lâm Sỹ Em– Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thị trấn Rạch Gốc cùng với 25/25 thành viên của Hội quán dự.
“Hội quán Tôm Rừng Rạch Gốc” thành lập vào ngày 17/12/2020 với 50 thành viên, ngành nghề chủ yếu là nuôi trồng thủy sản (Nuôi cua lột, làm bánh phòng tôm, tôm kho tàu, tôm rang đường).
(Quang cảnh buổi sinh hoạt Hội quán Tôm Rừng Rạch Gốc)
Tại buổi sinh hoạt, ông Nguyễn Thanh Tín – Chủ nhiệm Hội quán, báo cáo đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động của Hội quán 9 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm 2023 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thực hiện dự án nuôi tôm 02 giai đoạn dưới tán rừng. Bước đầu đã thấy từng hội viên có nhiều chuyển biến trong thay đổi nhận thức để phát triển kinh tế gia đình.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của thành viên Hội viên, vai trò và lợi ích của Hội quán trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung tuyên truyền, vận động khuyến khích thanh niên tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo theo mô hình Hội quán.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với Hội quán, huy động thành viên Hội quán nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khan vướng mắc, tăng cường công tác sản xuất kinh doanh, nhân rộng những mô hình cách làm có hiệu quả.
Hội cũng được cán bộ Khuyến nông cập nhật kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn khung lịch thời vụ cho thành viên chủ động với mô hình nuôi tôm hai giai đoạn; Hội cũng chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, tranh thủ mọi điều kiện để phát triển Hội. Vận động các nguồn lực xã hội và sự nổ lực của các thành viên để phát triển, mô hình sáng tạo hiệu quả đem lại sức lan toả tích cực từ cách nghĩ mới, cách làm hay góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Thời gian tới Hội quán Tôm Rừng Rạch Gốc sẽ đưa các sản phẩm của Hội quán làm ra đạt kinh tế cao và tăng thu nhập cho Hội viên như Tôm kho tàu, tôm rang đường ký gửi vào Bách hóa xanh, 100% thành viên Hội được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, chuyên môn về nuôi trồng thủy sản, giúp thành viên tránh rủi ro thiệt hại, dịch bệnh trong nuôi tôm hai giai đoạn, nâng cao giá trị sản phẩm, tìm đầu ra cho thành viên sản xuất.
Ông Trần Văn Mân – Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Cà Mau nhận thấy mô hình Hội quán nuôi trồng thủy sản là một mô hình hay và có hiệu quả cao, tuy nhiên trong quá trình hoạt động gặp một số khó khăn về hình thức sinh hoạt cũng như về tổ chức sản xuất. Vì vậy, để Hội quán hoạt động có hiệu quả cần quan tâm tổ chức lại bộ máy lãnh đạo, tổ chức lại sản xuất; chính quyền địa phương cần quan tâm, ưu tiên những chủ trương, chính sách, dự án hỗ trợ cho Hội; mời cán bộ chuyên môn tại địa phương hướng dẫn kỹ thuật giúp cho dân sản xuất; kêu gọi sự đầu tư của các công ty, doanh nghiệp về nuôi trồng thủy sản như vậy Hội càng ngày càng phát triển, thu nhập của thành viên Hội càng được nâng cao và sẽ thu hút thêm được nhiều thanh viên tự nguyện tham gia vào Hội.
Bài viết Công Hậu