Tham gia khảo sát, Trưởng đoàn ông Trần Bé Ngoan - Chi cục trưởng Chi cục an toàn Vệ sinh thực cùng các thành viên Tổ giúp việc OCOP và một số cán bộ huyện và xã cùng tham gia.

 Là lực lượng tiên phong, đi đầu thực hiện Chương trình OCOP nên các HTX luôn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư làm bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc để sản phẩm được gắn sao OCOP. Nhằm hỗ trợ các HTX tham gia Chương trình OCOP, Liên minh HTX tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành khảo sát, thống kê những sản phẩm truyền thống, thế mạnh của các địa phương do HTX làm chủ, để hỗ trợ HTX hoàn thiện thủ tục tham gia chương trình. Các HTX không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; đăng ký thương hiệu, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc nhằm giúp HTX có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt được kết quả cao.

Trước tiên, Đoàn đến thăm và làm việc với HTX Minh Đức, ấp Thanh Tùng xã Thanh Tùng; Với 25 năm kinh nghiệm làm tôm khô, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, HTX được thành lập năm 2021; sau một thời gian hoạt động, được sự hỗ trợ của các ban, ngành của huyện và tỉnh, HTX phát triển mạnh với sản phẩm chủ lực của địa phương như : Tôm khô nguyên võ, tôm khô tách võ và tôm rang sấy giòn vị lá chanh…; Tại đây Đoàn tiến hành khảo sát khu sơ chế, các máy móc phơi, sấy, hầm xử lý nước thải ra môi trường…;Tất cả các khâu trong quy trình sản xuất từ khâu lựa chọn nguyên liệu, khâu xử lý, chế biến và khâu đóng gói…đều thực hiện một cách kỹ lưỡng…; Bên cạnh đó, đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được HTX đặt lên hàng đầu và coi đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công xây dựng thương hiệu sản phẩm. Khi đó, tôm khô Minh Đức cũng đã được tôm vinh sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021. Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm trên, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ Chính phủ, chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", HTX sẽ nâng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để có thể tham gia chương trình OCOP.

(Quang cảnh buổi làm việc)

Đoàn tiếp tục làm việc với HTX mắm cá mào gà, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi. HTX mắm cá mào Gà có 7 thành viên, 7 lao động; vốn điều lệ 300 triệu đồng. Sản lượng các mặc hàng của HTX đạt 20 tấn/năm. HTX sản xuất các mặc hàng như: Mắm cá mào gà, mắm Ruốc xào, cá khô lưỡi trâu, khô cá mào gà, khô tôm tích, khô cá lù đù…; HTX có 02 sản phẩm đạt OCOP “3 sao” là mắm cá mào gà và mắm ruốc xào đã có bao bì, nhãn mác, truy suất nguồn gốc sản phẩm và được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021 và đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo năm 2021 cho bộ sản phẩm OCOP… đa số các sản phẩm đều sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, không sử dụng hóa chất cũng như chất bảo quản, đáp ứng tốt cho thị trường người tiêu dùng. HTX liên kết với các công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Gia, các chuỗi cửa hàng OCOP Cà Mau và thành phố Cần Thơ, Liên kết với cửa hàng King cua Cà Mau… thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm. 

Cuối cùng Đoàn đến khảo sát HTX Trúc Phương, tại xã Tân dân, huyện Đầm Dơi, HTX chuyên sản xuất tôm khô từ tôm đất tươi sống.Tại đây Đoàn tiến hành khảo sát lò sấy, sân phơi, nơi đóng gói bao bì, khu xử lý nước thải và sổ sách ghi chép...Do HTX mới thành lập năm 2021 nên cần khắc phục một số việc như: Nơi đóng gói, sân phơi, sấy và cửa chống ruồi…

Chương trình OCOP khuyến khích, thúc đẩy HTX sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường. Khi HTX tham gia chương trình được cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí hoàn thiện, nâng cấp bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm, tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, tham gia Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, hoàn thiện chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thu nhập của thành viên và người lao động trong HTX được nâng cao./.

Theo: Trần Thị Lam