Cùng đi có Lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban, đơn vị thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh; cán bộ phụ trách kinh tế tập thể các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Trong khuôn khổ chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm đoàn đã đến thăm một số mô hình tiêu biểu của các tỉnh: HTX Nông nghiệp Thọ Minh có trụ sở tại xã Đức Mạnh (Đắk Mil) với 56 thành viên, sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP trên 76 ha, sản lượng trên 800 tấn. Theo ông Nguyễn Xuân Thọ - Giám đốc HTX cho biết HTX hoạt động kinh tế theo chuỗi liên kết, các xã viên có cơ hội giúp đỡ, học tập, trao đổi kinh nghiệm, biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp sản phẩm được ổn định giá, nâng cao thu nhập, đời sống của thành viên cũng như người dân lân cận. Ông còn chia sẽ thêm để sản phẩm tươi của HTX tiến hành liên kết, theo dõi cây từ lúc trồng đến khi cây có hoa, quả. Đơn vị ký kết với các hộ dân trồng theo hướng VietGAP, sử dụng phân bốn hữu cơ, thuốc sinh học theo tiêu chuẩn..

Đoàn trao đổi kinh nghiệm cùng Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk

Theo chia sẽ của ông Lê Văn Dần - Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk chia sẽ toàn tỉnh hiện có 708 HTX. Từ khi Luật HTX 2012 có hiệu lực, các HTX đã chuyển đổi hoạt động sang mô hình kiểu mới, theo đó, công tác tổ chức, kế hoạch sản xuất, liên kết với doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn và từng bước mang lại hiệu quả nhất định. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sau khi có Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 17/3/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết, kế hoạch của HĐND, UBND tỉnh đã giúp KTTT có nhiều bước phát triển.

Thực hiện quy trình cấp đông sầu riêng tại Hợp tác xã

HTX sản xuất kinh doanh Thuận Phát Artichoke có trụ sở tại Phường 12, thành phố Đà Lạt có 40 ha Atisô. Để đảm bảo đầu ra cho cây dược liệu này, HTX ngoài việc liên kết cây trồng, còn sản xuất, chế biến các dòng sản phẩm nguyên chất từ cây Atisô hết sức giá trị, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương xây dựng và phát triển vùng trồng cây Atisô nguyên liêu, gìn giữ giá trị và phát triển làng nghề Atisô hàng đầu Đà Lạt.

 

Nhìn chung về xuất phát điểm của các Hợp tác xã các tỉnh khu vực Miền trung Tây Nguyên đều có nét tương đồng nhưng để thành công thì điều kiện tiên quyết chính là vai trò của người đứng đầu hợp tác xã, phải là người năng động, dám nghĩ dám làm, biết vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước, tạo được lòng tin đối với thành viên, thay đổi cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã. Ngoài ra hợp tác xã phải tạo được cơ chế thông thoáng cho Hội đồng quản trị Hợp tác xã hoạt động, tạo động lực làm việc bằng tiền công, tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội…

 

Thông qua các hoạt động trao đổi, giao lưu, tham quan thực tế nhằm tạo điều kiện giúp cán bộ Liên minh Hợp tác xã tỉnh; sở, ban, ngành có liên quan; Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành; vận dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi hỗ trợ hoạt động của các hợp tác xã, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã hay, có hiệu quả và phù hợp với từng địa phương... cũng như vận dụng những bài học kinh nghiệm thông qua chuyến học tập để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; nâng cao giá trị và phát triển bền vững kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian tới./.

Theo: Trịnh Ngọc Triều