Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Văn Tuất – Chủ tịch và GS. Nguyễn Thơ – phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam; PGS. Nguyễn Kim Sơn – Phó Chủ nhiệm khoa Nông học Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ; Đại diện lãnh đạo Sở NN & PTNT tỉnh Cà Mau, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Trung tâm khuyến nông tỉnh cùng với thành viên HTX nông nghiệp Hữu An và bà con nông dân 02 xã Khánh Bình và xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời dự.

BIO LACTO EM là chế phẩm vi sinh vật lợi khuẩn được nhập khẩu nguyên liệu vi sinh gốc từ Nhật Bản, chuyên vùng xử lý gốc rạ và bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng. Điểm nổi bật của chế phẩm BIO LACTO EM là tăng độ tơi xốp, thông thoáng, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi và đối kháng tự nhiên, ngăn chặn nấm bệnh trong đất và cây trồng; cải tạo đất đai thoái hóa bạc màu do canh tác lâu theo truyền thống; tăng độ pH và giảm độ mặn, giảm sử dụng phân bón hóa học. kích thích cây trồng sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng cho hạt lúa và gạo; hoàn toàn không độc hại với sức khỏe con người. Đồng thời, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tạo ra trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.

Tại vụ lúa đông xuân năm 2022, Công ty cổ phần hữu cơ sinh học Phương Đông đã phối hợp với UBND 02 xã Khánh Bình và Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thử nghiệm chế phẩm BIO LACTO EM trên mô hình sản xuất lúa vụ 2 năm 2022 và mô hình lúa - tôm tại 07 hộ dân trồng lúa trên địa bàn xã Khánh Bình và 04 thành viên hợp tác xã nông nghiệp Hữu An trên địa bàn xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Đoàn đại biểu đi thăm quan thực tế 02 mô hình trồng lúa sử dụng phân bón hữu cơ tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời và thảo luận đánh giá kết quả thực hiện mô hình này. Qua quá trình triển khai mô hình cho thấy, với thành phần chủ yếu là các chủng nấm đối kháng và các vi sinh vật, chế phẩm vi sinh BIO LACTO EM có chứa nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ, cải tạo đất tốt hơn, làm đất tơi xốp, tăng độ mùn cho đất, xử lý các nấm bệnh, tăng mật độ côn trùng có ích, giúp nông dân xử lý gốc rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ ngay tại chân ruộng lúa, thời gian hoại mục rơm rạ nhanh hơn và trở thành nguồn phân bón cho đồng ruộng, chống ngộ độc hữu cơ sau khi cấy, hạn chế và giảm mạnh tình trạng bệnh đạo ôn trên lá giúp cây lúa phát triển tốt. Tại xã Lợi An sau khi thí điểm tại mô hình Lúa-Tôm tại 04 hộ thành viên HTX nông nghiệp Hữu An. Qua kiểm tra, đánh giá chế phẩm vi sinh BIO LACTO EM giúp xử lý rơm rạ và cỏ khô cho hiệu quả phân hủy nhanh, chất hữu cơ khá tốt, không gây ô nhiễm hữu cơ trong vuông tôm, độ PH môi trường được ổn định.  

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã có những ký kiến trao đổi, thảo luận trực tiếp những thắc mắc và đề nghị cần nhân rộng các mô hình dự án và kéo dài thêm thời gian triển khai và phát triển, xây dựng thêm các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ phục vụ cho người dân.

.Kết thúc Hội thảo, GS. Nguyễn Thơ – phó Chủ tịch Hội Khoa học Bảo vệ thực vật Việt Nam đề nghị đơn vị chủ trì tiếp thu những ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự và mong muốn sẽ có ngày càng nhiều nông dân dám thay đổi cái cũ để dấn thân vào cái mới, theo đuổi khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tiếp tục áp dụng nguyên lý hoàn nguyên cho đất, sử dụng chế phẩm sinh học thay cho phân bón và thuốc trừ sâu hóa học là cách làm nông nghiệp đúng đắn hiện nay. Điều này sẽ giúp giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường, tạo ra những nông sản có giá trị cao, sức cạnh tranh lớn và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe cộng đồng

Nhân dịp Hội thảo này, sau khi sản xuất thử thành công ở vụ lúa đông xuân 2022 – 2023 trên đồng đất xã Khánh Bình và vụ lúa – tôm sinh thái tại Hợp tác xã Hữu An, ấp Giao Vàm, xã Lợi An. Ở vụ lúa hè thu năm 2023, Công ty Cổ phần hữu cơ sinh học Phương Đông tiếp tục cung cấp 24 ngàn lít chế phẩm BIO LACTO EM, để trình diễn trên 960 ha lúa hè thu của gần 1.000 hộ nông dân ở các xã, thị trấn vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời.

Theo: Tuyết Trinh